Hỏi nhanh, đáp gọn về NMR (NMR Q&A)
01. NMR là gì (What is NMR) ?
NMR là viết tắt tên
tiếng Anh của một phương pháp phổ - Nuclear Magnetic Resonance, dịch sang tiếng
Việt là: Cộng hưởng từ hạt nhân, là phương pháp xác định và nghiên cứu
cấu trúc phân tử. NMR có thể cho ta biết một chất nào đó là chất gì, có phải
là chất A, chất B hay không. "Chất" ở đây phải hiểu là hợp chất hay
đơn chất, chứ không phải là hỗn hợp chất (xem thêm câu hỏi 3).
02. Cấu trúc phân tử gồm những thông tin gì (Information from molecular structure) ?
Vể
nguyên tắc, phổ NMR sẽ có thể cung cấp các thông tin liên quan tới cấu trúc
phân tử của chất cần phân tích, cụ thể là:
- Có những nguyên tố nào trong mẫu chất (trong phân tử), số lượng mỗi loại nguyên tố là bao nhiêu nguyên tử. Ví dụ nhờ phổ NMR có thể nói rằng phân tử chất cần nghiên cứu có 01 nguyên tử C, 01 nguyên tử H và 03 nguyên tử Cl.
- Các nguyên tử trong phân tử kết nối, sắp xếp như thế nào để tạo thành cấu trúc không gian của phân tử (loại liên kết, góc liên kết, thứ tự liên kết,...). Ví dụ: nguyên tử C có liên kết đồng thời với nguyên tử H và 03 nguyên tử Cl.
Đôi khi chúng ta không tra cứu thấy chất có cấu trúc như kết quả phân tích phổ NMR. Trường hợp này có thể chất phân tích là một chất hoàn toàn mới. Thường người nghiên cứu phải rất thận trọng khi kết luận tìm ra chất mới.
03. NMR có phân tích được mẫu hỗn hợp hay không (Mixed samples)?
- NMR thống kê, dùng các công cụ thống kê để khai thác thông tin phổ NMR mẫu hỗn hợp
- NMR định lượng, đánh giá tỷ phần các chất trong các sản phẩm dược hay thực phẩm.
04. Làm
thế nào phân tích NMR mẫu hỗn hợp (NMR analysis of mixed samples) ?
Phần lớn
các chất trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày mà chúng ta cần phân tích đều ở
dạng hỗn hợp của nhiều hợp chất. Muốn phân tích chi tiết mẫu hỗn hợp người ta
phải tiến hành tách riêng, làm sạch từng hợp chất có trong thành phần hỗn hợp.
Ví dụ, tách coffeine từ nước cà phê, tách curcumin từ củ nghệ, tách các acid
amine có trong bia. Kỹ thuật tách và làm sạch là một kỹ thuật rất cơ bản trong
hóa học nói chung, hóa hữu cơ nói riêng. Sau khi chiết, tách, làm sạch, người
ta mới tiến hành phân tích cấu trúc từng hợp chất thành phần đã làm sạch, hoặc
phân tích một vài hợp chất cần quan tâm. Trong nhiều trường hợp, khâu chiết
tách, làm sạch chiếm rất nhiều thời gian, kinh phí.
05. Có phân tích định lượng được bằng NMR không (qNMR)?
06. Mẫu phân tích NMR ở dạng khí, lỏng hay rắn (MAS NMR)?
07. NMR phân tích được những nguyên tố nào (NMR active nuclei) ?
Thực ra
NMR không phân tích các nguyên tố mà là phân tích các hạt nhân của các nguyên tố
có mặt trong một hợp chất. Trong tự nhiên, mỗi nguyên tố như H, C, N, Cl, Pt,
... thường bao gồm nhiều hơn một loại hạt nhân. Các loại hạt nhân này giống
nhau về số proton nhưng khác nhau về khối lượng, gọi là các đồng vị. Ví dụ
nguyên tố Hydro (H) có 03 đồng vị là 1H, 2H, 3H, cùng có 01 proton, nhưng khác
nhau về số notron. Về nguyên tắc, phổ NMR của 1H hoàn toàn khác với phổ NMR của
2H hay 3H, mặc dù đều là nguyên tố Hydro. Như vậy, về bản chất có thể nói NMR
là phương pháp phân tích trực tiếp các đồng vị trong một hợp chất.
Theo nguyên lý và lý thuyết, NMR chỉ có thể phát hiện được các hạt nhân có từ tính. May thay là với mỗi nguyên tố, thường sẽ có ít nhất 01 đồng vị mà hạt nhân có từ tính. Do vậy, về nguyên tắc, NMR có thể phát hiện được hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nhưng cần lưu ý rằng từ tính của các hạt nhân (đồng vị) rất khác nhau, do vậy có thể có hạt nhân rất dễ đo phổ NMR, nhưng có những hạt nhân đo phổ NMR vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là hầu như không thể đo được.
08. Thời
gian đo một phổ NMR là bao lâu (Time for NMR experiments) ?
Về mặt kỹ thuật NMR,
thời gian đo 01 phổ NMR là khoảng thời gian tính từ khi máy NMR bắt đầu tác động
lên mẫu (tác động xung, ...) cho đến khi thu được phổ gốc, gọi là FID, không kể
thời gian khởi động máy, chuẩn bị mẫu, nhập thông tin, yêu cầu đo,
... Độ dài thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào loại phổ NMR cần đo (xem câu hỏi
12), lượng mẫu phân tích và kích thước phân tử.
09. Có những yêu cầu gì đối với mẫu đo phổ NMR (Requirements for NMR samples) ?
Các yêu
cầu quan trọng đối với mẫu để đo phổ NMR là:
- Mẫu phải là một hợp chất duy nhất, hay như thường nói: Mẫu phải sạch.
- Mẫu phải hòa tan tốt trong một dung môi nào đó.
- Mẫu không dễ phân hủy.
- Lượng mẫu cần cho 01 lần đo phổ NMR: Tùy thuộc loại phổ NMR muốn đo, tùy thuộc kích thước phân tử cần phân tích và độ lớn từ trường máy NMR. Với máy NMR 500MHz (hiện khá thông dụng) đo phổ 1H NMR (loại phổ NMR có độ nhạy cao nhất), cần 2-10 mg chất, hòa tan trong 0,6 - 1mL dung môi, đo phổ 13C NMR cần khoảng 10 - 50mg chất với cùng lượng dung môi. Với các chất có phân tử lượng càng lớn, lượng chất càng cần nhiều. Với các máy có từ trường càng cao, lượng mẫu cần càng ít.
10. Dung
môi NMR khác gì dung môi thường (NMR solvents) ?
Hợp chất
đem đo NMR có thể hòa tan tốt trong một hoặc nhiều loại dung môi.Trường hợp
không tìm được dung môi hòa tan sẽ phải đo phổ mẫu rắn MAS NMR. Khi đo phổ NMR, mẫu sẽ phải hòa tan trong dung môi đặc chủng, thường
gọi là dung môi NMR. Dung môi NMR chỉ khác dung môi thông thường là các đồng vị
1H được thay bằng 2H (Đơtơry - D). Chính vì vậy, người ta còn gọi dung môi NMR
là dung môi D. Ví dụ: D2O là dung môi nước cho NMR, trong khi dung môi thông
thường tương ứng là H2O. Giá dung môi D đắt gấp nhiều lần dung môi
thông thường. Ví dụ: CH3OH (Methanol) có giá khoảng 12.000 đ/L, trong khi
MD3OD có giá khoảng 140.000.000 đ/L, đắt gấp hơn 1.000 lần.
11. Dung môi NMR có cần độ sạch cao không (Purity of deuterated solvents) ?
12. Có
những dạng phổ NMR gì (NMR experiments)?
Khác với một số phương pháp phân tích phổ khác, chỉ gồm một hay vài dạng phổ, NMR bao gồm vài trăm dạng phổ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp và hàng năm vẫn ra đời các dạng phổ NMR mới (xem hình bên dưới). Trong các dạng phổ NMR, phổ 1H NMR là thông dụng nhất, hầu như đã đo NMR là đo phổ 1H. Phổ 1H cho thông tin về các nguyên tử Hydro trong phân tử, nhưng cũng cung cấp các thông tin nhất định về các nguyên tố khác trong phân tử. Phổ 13C cũng là một dạng phổ NMR rất phổ biến, cung cấp thông tin về C trong phân tử. Tương tự, còn có các dạng phổ NMR cho các loại hạt nhân khác, thường gọi là phổ NMR dị nhân, như 19F NMR, 31P NMR, ... Việc chọn đo những dạng phổ NMR nào là tùy thuộc yêu cầu của bài toán phân tích (phân tử có cấu trúc phức tạp hay không, máy có đo được không, mẫu có đủ không, kinh phí có đủ không ...?).
Việc chọn dạng phổ NMR để đo cũng gần giống như chọn các chỉ tiêu khi xét nghiệm máu. Chúng ta có thể phân tích chỉ một vài chỉ tiêu cơ bản nhất như số lượng hồng cầu, bạch cầu nhưng cũng có thể phân tích rất nhiều chỉ tiêu khác như men gan, mỡ máu, đông máu, nhóm máu, ... tùy theo mức độ phức tạp của căn bệnh cần chẩn đoán, tùy theo điều kiện kỹ thuật của bệnh viện và tùy theo khả năng kinh phí.
13. Vì
sao phổ 1H NMR còn gọi là phổ proton (Proton spectrum)?
Proton
và nơtron là hai loại hạt cơ bản cấu tạo nên hạt nhân. Với một nguyên tố xác định,
số proton trong hạt nhân là một con số xác định, bằng số thứ tự nguyên tố trong
bảng tuần hoàn. Ví dụ, nguyên tố Hydro có 3 dạng hạt nhân (03 đồng vị), đều chỉ
có 1 proton, nhưng khác nhau số nơtron: 0 - 1 và 2 nơtron. Hạt nhân chỉ có 01
proton, không có nơtron nào, ký hiệu là 1H, thường gọi là proton. Đây là hạt
nhân nhỏ nhất trong số các hạt nhân và là hạt nhân duy nhất chỉ có 01 proton,
không có nơtron. Vì vậy người ta còn gọi phổ 1H NMR là phổ proton.
14. Gửi mẫu đo phổ NMR ở đâu (NMR Service) ?
Hiện tại
có 05 nơi tại Việt Nam có máy NMR đang hoạt động tại các địa chỉ sau:
- Trung tâm Phổ ứng dụng, Viện Hóa Học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; ĐT: 04 37563788 - Máy 500 và 600MHz.
- Khoa Hóa học, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội; ĐT: 04 38253503 - Máy 500MHz.
- Dự án JICA SCANBER, ĐHBK Hà Nội, 01 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 04 22153107 - Máy 400MHz.
- Phòng phân tích trung tâm, ĐHKHT - ĐHQG HCM, Nguyễn Văn Cừ, Q5, Tp HCM, ĐT: 08. 38353515 - Máy 500MHz.
- Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp HCM; 200 Cô Bắc, Q1, Tp HCM; ĐT: (84-28) 38368518 - Máy 400MHz.
15. Có những hãng nào sản xuất và cung cấp máy đo phổ NMR (NMR spectrometers)?
Hãng
VARIAN (Mỹ) là hãng đầu tiên sản xuất phổ kế NMR thương mại hóa (để bán). Do kỹ
thuật phổ kế NMR ngày càng tối tân, phức tạp nên trên thực tế, khi nhiều nhất
(những năm 70-80 thế kỷ trước) trên thế giới cũng chỉ có 04 nhà sản xuất phổ kế
NMR, sau đó giảm xuống còn 03 hãng là: VARIAN (Mỹ), Bruker (Đức - Thụy Sỹ)
và JEOL (Nhật bản). Ba hãng này cạnh tranh thị trường phổ kế NMR, nhưng JEOL chủ
yếu chiếm thị trường Nhật Bản, còn VARIAN và Bruker cạnh tranh quyết liệt trên
các thị trường còn lại với lợi thế ở châu Âu thuộc về Bruker và châu
Mỹ thuộc về VARIAN.
Năm 2010, hãng VARIAN giải thể, phần sản xuất NMR được bán cho hãng Agilent (Mỹ). Từ thời điểm sang tên, Agilent NMR chững hẳn lại, gần như nhường thị trường cho Bruker và JEOL.
Quãng năm 2013, khi xảy ra hiện tượng khủng hoảng thiếu Hêli lỏng, một số nhà sản xuất thiết bị phân tích đã mở ra thị trường Mini NMR, là loại phổ kế NMR không cần nam châm siêu dẫn, do đó không cần Heli lỏng. Hiện tại trên thế giới có 4-5 nhà cung cấp các dạng thiết bị Mini NMR.
16. Nơi chưa có máy NMR có phân tích NMR được không (NMR services by post)?
Theo câu
hỏi #14 thì ở Việt Nam mới chỉ có máy NMR ở Hà Nội và Tp HCM. Hầu hết các
nơi có máy NMR đều có nhận phân tích cho khách hàng ở xa, gửi mẫu
theo bưu điện và trả kết quả qua Email. Ví dụ, mẫu gửi về phân tích tại
Trung tâm phổ ứng dụng, Viện Hóa Học gửi theo địa chỉ:
Mẫu cần được đóng gói, bao bì cẩn thận, an toàn, kèm theo các thông tin cần thiết như:
- Họ tên người gửi *
- Tên, địa chỉ cơ quan *,
- Tên mẫu *,
- Dung môi hòa tan *,
- Cấu trúc dự đoán,
- Các dạng phổ yêu cầu đo *,
- Địa chỉ email nhận kết quả *.
Kết quả
sẽ được gửi qua email hoặc bưu điện. Kinh phí thanh toán qua tài khoản
ngân hàng (TCB).
17. Giá
thành đo phổ NMR (Price for NMR services)
18. Vì sao mẫu ít lại phải tăng thời gian đo (Sample is not enough)
19. Giải phổ NMR như thế nào (NMR spectra assign) ?
20. Có phổ chuẩn hay cách nào khác để tra cứu, hỗ trợ giải phổ không (NMR base)?
Một mặt,
do tính phong phú của cấu trúc các chất hữu cơ, mặt khác do phổ đo trên các thiết
bị NMR với tần số khác nhau cũng rất khác nhau, nên mặc dù đã có khá nhiều bộ
phổ NMR chuẩn, nhưng ý nghĩa thực tế của chúng trong hỗ trợ phân tích phổ
NMR hầu như không có. Ngày nay, các bộ phổ NMR chuẩn đã gần như bị lãng quên.
Thay vào đó, trong thời đại @ các công cụ phần mềm hỗ trợ giải phổ trở nên
phổ biến. Trong các phần mềm này, dữ liệu phổ chuẩn đã được kiểm chứng cùng với
các quy tắc lý thuyết phổ NMR được áp dụng đồng thời để hỗ trợ giải phổ.
21. Tìm tài liệu về NMR tiếng Việt ở đâu (NMR lectures)?
NMR là
công cụ đầu tay trong phân tích. Đối với các nước phát triển, các
phòng thí nghiệm hóa hoc hay liên quan đến hóa học (sinh học, y dược, môi trường,
thực phẩm, ...) thường có từ một đến vài máy NMR. Vì NMR rất phát triển và
phổ cập nên tài liệu NMR cũng rất sẵn, nhất là tài liệu tiếng Anh. Gần đây, các
Web về NMR cũng được phát triển rầm rộ.
- Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà, NXB Giáo dục, 1999 (Bao gồm NMR và một số phương pháp phổ thông dụng khác).
- Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nguyễn Kim Phi Phụng, NXB ĐHQG HCM, 2005.
- Các phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ và hóa sinh, Nguyễn Đình Triệu, NXB ĐHQG Hà Nội, 2007 (Bao gồm NMR và các phương pháp phổ thông dụng khác).
Các tác
giả đều là các thầy cô có nhiều năm làm việc (nghiên cứu, giảng dạy) trong lĩnh
vực liên quan nhiều tới NMR.
22. Có cần đo các dạng phổ khác cùng với phổ NMR không (Spectra other than NMR) ?
23. Ngôn ngữ NMR (Langue and NMR)
24. NMR mênh mông (NMR world)
Hãy chọn đúng góc cho mình trong NMR mênh mông.
Comments
Post a Comment